Mạ khay, cấy máy - bước chuyển mình trong tập quán canh tác lúa ở An Lư

09:14:51 29/04/2021 Lượt xem 563 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

          Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất bước đầu đã giúp bà con thay đổi phương thức canh tác lúa truyền thống chuyển từ mạ dược cấy tay, sang gieo mạ khay, cấy máy. Tiết kiệm lượng thóc giống, giảm chi phí nhân công và thời gian gieo cấy, đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất lúa là những thành quả do áp dụng mô hình cơ giới hóa đồng bộ kết hợp các tiến bộ mới trong sản xuất (mạ khay, cấy máy kết hợp sử dụng phân bón sinh học hiệu con Lười cùng với sử dụng thuốc ốc, thuốc trừ cỏ sinh học) trên địa bàn xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Tổ thợ cấy máy phấn khởi chuẩn bị cho việc cấy máy

           Nhiều năm trở lại đây, cứ vào vụ gieo cấy người dân xã An Lư, huyện Thủy Nguyên lại lo gieo mạ, rồi lo đến việc tìm thuê người cấy, chi phí nhân công cao mà cũng khó tìm mướn được người. Bắt đầu từ vụ Xuân 2020, HTX SXKD và DV nông nghiệp xã An Lư đã kết hợp với Trạm Khuyến Nông Thủy Nguyên lần đầu tiên đưa mô hình mạ khay, máy cấy vào thí điểm với giống lúa TH16 trên diện tích hơn 3ha, tại khu đồng Mái Rạ. Kết quả cho năng suất cao hơn đối chứng, giá vật tư đầu vào thấp hơn, công lao động giảm, góp phần giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động nông nghiệp trong mùa vụ, tạo cơ sở và khuyến khích nông dân gia tăng diện tích cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng các vật tư, phân bón mới (tiến tiến) vào sản xuất nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường và giảm tình trạng bỏ ruộng.

Lãnh đạo địa phương, công ty phân bón Mùa Vàng, kết hợp với cán bộ

Khuyến nông cùng bà con nông dân thăm đồng thực tế đánh giá hiệu quả

          Thiếu lao động và lao động già hóa là một trong những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc đưa máy cấy vào sản xuất đã khuyến khích được một số hộ cải tạo diện tích đất bỏ hoang với điện tích gần 1ha, góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ ruộng trong sản xuất nông nghiệp.

           Để thực hiện mô hình, HTX đã cử đại diện các hộ nông dân đi tập huấn về phương pháp gieo mạ khay: phối trộn giá thể gieo, tiêu chuẩn mạ ngâm ủ, cách thức gieo mạ, cách dưỡng mạ cho đến khi đem cấy. Bà con được đến tận nơi để quan sát trực tiếp “mắt thấy tay sờ” nơi sản xuất những khay mạ.

           Qua thực hiện mô hình thì khâu gieo mạ khay và cấy máy chi phí chỉ mất khoảng 7, 5 triệu đồng/ha (đã tính cả công và chi phí gieo cấy), tiết kiệm được gần 5 triệu đồng/ha so với công gieo cấy tay mà bà con phải thuê. Việc sử dụng mạ khay, cấy máy đã áp dụng biện pháp cấy mạ non, cấy thưa và nông giúp giảm lượng giống, giảm thời gian sinh trưởng của mạ, giúp cây lúa bén rễ hồi phục nhanh, đẻ nhánh khỏe từ đó tăng số rảnh hữu hiệu. Năng suất thực thu đạt trên 70 tạ/ha trong khi cấy truyền thống chỉ đạt hơn 60 tạ/ha (với giống Khang dân 18).

           Bên cạnh đó bà con sử dụng phân bón NPK hiệu Con Lười - sản phẩm của công ty phân bón Mùa Vàng, là dòng phân bón công nghệ sinh học nhả chậm. Phân có bổ sung thêm một số thành phân hữu cơ giúp cải tạo đất trồng, cải thiện hệ vi sinh vật trong đất, đồng thời không gây hiện tượng thừa đạm trên cây lúa, góp phần tạo chất lượng lúa gạo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm số lượng và lần bón, thích hợp cho sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học.

            Thành công của mô hình đã giúp thay đổi tuy duy của bà con nông dân trong vùng. Nối tiếp thành công ở vụ xuân, vụ mùa 2020 bà con nông dân trong nhóm tiếp tục đăng ký dịch vụ mạ khay, cấy máy. Phấn khởi hơn khi các hộ có ruộng liền kề, bà con xã bên cũng đã chủ động tham gia từ đó mở rộng diện tích ứng dụng .

 

          Việc ứng dụng mô hình mạ khay, cấy máy là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ khoa học mới góp phần tích cực vào thực hiện chủ trương cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Để có thể nhân rộng mô hình, bà con nông dân rất cần những chính sách hỗ trợ kịp thời từ phía nhà nước, doanh nghiệp, hướng tới vùng sản xuất tập trung trong tương lai.

Ks. Trần Văn Khải- Trạm KN Thủy Nguyên

 

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 2104
  • Hôm qua: 4834
  • Tuần này: 26787
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 229052
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2797113
0225.3541.398 
messenger icon