Hướng dẫn nông dân xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên chăm sóc lúa vụ Xuân năm 2024

15:26:34 17/03/2024 Lượt xem 602 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

        Thực hiện Công văn số 461/UBND-NN ngày 23/2/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên về việc tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấy lúa vụ Xuân năm 2024 và Công văn số 53/KN-KTNN ngày 21/2/2024 của Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng về việc tập trung hướng dẫn chăm sóc lúa và cây trồng vụ Xuân năm 2024. Cán bộ Khuyến nông viên đã bám sát chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn nông dân, triển khai có hiệu quả sản xuất lúa vụ Xuân 2024, trên địa bàn xã Quảng Thanh.

Khuyến nông viên hướng dẫn nông dân chăm bón thúc sớm cho lúa Xuân.

         Vụ lúa Xuân năm 2024 toàn xã Quảng Thanh gieo cấy 175 ha, chủ yếu là trà Xuân muộn, trong đó cơ cấu giống lúa lai chiếm 60% diện tích (Thái Xuyên 111, Quốc tế 1, Long Hương 8117, Hương Ưu 98, ...) còn lại 40% diện tích là giống lúa chất lượng cao và các giống lúa khác (VNR 20, Đài Thơm 8, TBR 225, VNR20, Thiên Ưu 8, ...). Đến ngày 25/2/2024, toàn xã đã cấy được 158 ha đạt 90% diện tích, trong đó gieo thẳng 40 ha, cấy máy 8 ha, cấy tay 135 ha, diện tích còn lại phấn đấu cấy xong trong tháng 2.

          Căn cứ đặc điểm từng giống lúa, từng sứ đồng, cán bộ Khuyến nông đã hướng dẫn bà con bón phân cho hợp lý, thâm canh lúa lai, lúa chất lượng tăng lượng Kali, phân hữu cơ. Theo nguyên tắc "nặng đầu, nhẹ cuối " lựa chọn phân chất lượng, chăm bón theo phương châm bón sớm, tập trung bón đủ lượng, cân đối, ưu tiên sử dụng NPK hạn chế sử dụng phân bón đạm đơn để chăm sóc.

            Bón phân:

          - Bón lót: Sử dụng supe lân 15-20 kg/sào hoặc NPK chuyên lót 20-25 kg/sào loại 5-10-3, 8-10 kg/sào loại 16:16:8 hoặc đầu trâu L1, ...

           - Bón thúc lần 1 (sau cấy 7-10 ngày): khi lúa bén rễ hồi xanh.

Lúa thuần: 6 kg phân NPK (loại 16:16: 8) hoặc 3-4 kg Urê + 3-4 kg Kali /sào; Lúa lai: 8 kg NPK (loại 16:16:8) hoặc 3-4 kg Urê + 3-4 kg Kali/sào.

            - Lúa gieo thẳng: bón nhử 3-4 kg phân NPK (loại 16:16:8) hoặc 1,5-2 kg Urê + 2 kg Kali/sào từ 12-14 ngày (2 -2,5 lá) khi lúa có 5-6 lá bón thúc đẻ nhánh từ 3-4 kg NPK (loại 16:16:8) hoặc 3-4 kg Urê + 2-3 kg Kali/sào hoặc có thể sử dụng loại phân bón NPK khác có hàm lượng tương đương.

Khuyến nông viên kiểm tra mật độ sâu bệnh trên lúa gieo thẳng

         Chăm sóc

       - Đối với ruộng sau cấy bị nghẹt rễ, vàng lá cần lưu ý: tiêu thoát nước đệm, sục bùn nhẹ, bón Supe lân 10-15 kg/sào kết hợp phân bón qua lá cao cấp (Vua- Endophyt + Bioplant,Stevia...) Phân bón siêu lân, K- Humat, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất, khi cây lúa ra rễ mới, lá lúa xanh trở lại bón thúc đẻ nhánh bằng phân NPK theo hướng dẫn trên.

        - Đối với diện tích lúa đã cấy: giữ mực nước đệm 1-2 cm sau cấy 7-10 ngày (sau khi phun thuốc trừ cỏ, trừ ốc bươu vàng) và sau 20 ngày cấy giữ mực nước 3-5 cm để lúa đẻ nhánh. Sau cấy 30-40 ngày: rút nước để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Sau cấy 40-45 ngày để nứt chân chim cho rễ ăn sâu, hạn chế đổ, sâu bệnh.

        - Đối với lúa gieo thẳng: giữ ẩm ruộng, không để ruộng khô, khi cây lúa được 2-2,2 lá đưa nước láng mặt ruộng kết hợp bón nhử với tỉa dặm. Sau bón phân 3-4 ngày tháo cạn nước giữ ẩm. Khi cây lúa đạt 5-6 lá đưa nước trở lại, bón thúc để kết hợp tỉa dặm. Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản áp dụng tưới nước khô ướt xen kẽ để đảm bảo số dảnh hiệu quả tối đa cho cây lúa.

         - Làm cỏ, tỉa dặm kết hợp bón phân, làm cỏ sục bùn cho tan đều phân, tỉa dặm đảm bảo mật độ hợp lý, làm thoát khí độc trong ruộng lúa, vệ sinh bờ ruộng ngay sau khi chăm bón để côn trùng gây hại không có nơi ẩn náu.

       - Phòng trừ sinh vật gây hại nông dân thường xuyên thăm đồng theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại, phòng trừ các đối tượng sinh vật hại ngay từ đầu vụ, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen, đạo ôn, bọ trĩ, ốc bươu vàng, chuột hại.

           Nông dân xã Quảng Thanh đã gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên, các hộ nông dân được hướng dẫn đã chăm sóc đúng kỹ thuật. Trong thời gian tới cán bộ Khuyến nông sẽ tiếp tục tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để các hộ xã viên thực hiện chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa kịp thời, hiệu quả, đảm bảo vụ Xuân 2024 thắng lợi

KS. Đỗ Đức Hiếu - Trạm KN Thủy Nguyên

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1589
  • Hôm qua: 4550
  • Tuần này: 1589
  • Tuần trước: 29866
  • Tháng này: 274715
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2842776
0225.3541.398 
messenger icon