Chuỗi bài: Hướng đến tổng kết 30 năm KN VN, thành lập TT KN Hải Phòng . Mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Hải Phòng

22:32:15 23/08/2023 Lượt xem 472 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

           1.Thực trạng sản xuất nông nghiệp Hải Phòng

            1.1. Về diện tích, năng suất sản lượng

         - Theo số liệu thống kê hàng năm, diện tích gieo trồng trên 85,54 nghìn ha, trong đó: diện tích lúa cả năm 56,85 nghìn ha, diện tích cây rau màu 12,86 nghìn ha; diện tích cây lâu năm 8,38 nghìn ha, trong đó cây ăn quả đạt 6,77 nghìn ha, năng suất lúa trung bình đạt 64,33 tạ/ha. Sản lượng lúa 366,4 nghìn tấn; rau các loại 298,8 nghìn tấn; quả đạt 122,5 tấn/năm.

          - Đàn lợn ước đạt 153.770 con; đàn gia cầm ước 8.397,42 nghìn con; đàn bò ước đạt 8.022 con; đàn trâu 4.121 con và 1.084 trang trại chăn nuôi và 36.917 hộ chăn nuôi quy mô nông hộ. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 100,8 nghìn tấn, trong đó thịt lợn 30,02 nghìn tấn, thịt gia cầm 67,63 nghìn tấn, thịt khác 3,15 nghìn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 304,55 triệu quả.

          - Diện tích nuôi trồng thủy sản 10.900 ha, tổng sản lượng 194,5 nghìn tấn, sản lượng khai thác thủy sản đạt 118,0 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt: 76,5 nghìn tấn.

           1.2. Về vùng sản xuất tập trung: được chia thành 03 nhóm, cây lúa: 161 vùng diện tích 3.962ha; rau màu: 166 vùng, diện tích 1854,7 ha; Cây ăn quả: 74 vùng diện tích 362,6ha, trong đó vùng Thanh Long Bát Trang có diện tích 100 ha.

              1.3. Về vùng được cấp mã số vùng trồng

           - Mã số vùng trồng xuất khẩu: do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trên địa bàn thành phố có 03 xã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mã số vùng trồng đối với sản phẩm chuối xuất khẩu: Sản phẩm chuối xã Liên Khê, Chính Mỹ huyện Thuỷ Nguyên và sản phẩm chuối xã Tây Hưng huyện Tiên Lãng.

            - Mã số vùng trồng nội địa: do Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp

           Tổ chức cấp 59 Giấy xác nhận mã số vùng trồng trên địa bàn 07 huyện với tổng diện tích 413,58 ha các cây trồng chủ yếu: Na bở, na thái, táo, ổi, cau, chuối, đào, ớt, khoai tây, dưa các loại, rau cải, cải xoong, thuốc lào, lúa nếp, lúa tẻ chất lượng...

             1.4. Về sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, hữu cơ, VSATTP

         - Lĩnh vực trồng trọt: toàn thành phố 26 cơ sở được chứng nhận VietGAP, diện tích 165,26 ha; 01 cơ sở được chứng nhận hữu cơ, diện tích 15 ha. Xã Bát Trang là một trong 26 cơ sở được cấp chứng nhận sản phẩm Thanh Long đạt tiêu chuẩn VietGAP.

         - Lĩnh vực thủy sản: với tổng 17 cơ sở, trong đó có 16 cơ sở cấp Giấy chứng nhận VietGAP; 01 cơ sở cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

           - Lĩnh vực chăn nuôi: chăn nuôi 12 cơ sở cấp giấy chứng nhận VietGAP

           Truy xuất nguồn gốc: 30 cơ sở được cấp tem truy xuất nguồn gốc với số lượng 300.000 tem truy xuất.

            1.5.Về sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

          Tổng sản phẩm được chứng nhận OCOP là 189 sản phẩm, trong đó: số địa phương có sản phẩm OCOP 07 huyện và 05 quận; 61 tổ chức, cá nhân: 19 doanh nghiệp, 16 HTX, 26 hộ cá thể; 127 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 57 sản phẩm đạt OCOP 4 sao; 05 sản phẩm đang đề nghị TW đánh giá 05 sao. Trong đó huyện An Lão có 16 sản phẩm của 06 tổ chức, cá nhân.

           1.6. Về liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm

         Trên địa bàn thành phố có 40 HTX nông nghiệp, 20 doanh nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi (cung cấp giống, phân bón, thức ăn, bao tiêu sản phẩm);

          Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay có 48 chuỗi liên kết, trong đó: 34 chuỗi liên kết trồng trọt, 09 chuỗi liên kết chăn nuôi, 05 chuỗi liên kết về thủy sản.

           2. Kết quả triển khai xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc

           Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, vùng ven biển vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nền khí hậu nhiệt đới ẩm có thể thích hợp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, các sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền như: Na bở Liên Khê, Gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng, Gạo ruộng rươi, Ổi lê Thị trấn Vĩnh Bảo, Táo muối Bàng La, Cam Đồng Dụ, Bưởi Lâm Động, Trứng vịt Chiêu Viên, Vịt Biển Chấn Hưng, Trứng gà Lượng Huệ, Giống gia cầm Lượng Huệ, gà Liên Minh, cá vược HTX NTTS Mắt rồng, tôm thẻ chân trắng công ty TNHH TM Mai Anh Hiếu, rươi, cá mòi kho Kiến Thụy, cá thu một nắng Cát Bà, và các thủy sản nuôi và khai thác xa bờ...

          Các mô hình tiêu biểu và đã được nhân rộng như:

         + Về Trồng trọt: 19 mô hình với quy mô 128,2 ha trong đó tiêu biểu là các mô hình như:

         Mô hình sản xuất rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, quy mô 15 ha của Công ty TNHH thực phẩm xanh Kỳ Duyên Việt Nam.

         Mô hình sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên; Quy mô: 5 ha của HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp Thủy Nguyên; Kết quả: sản phẩm na bở được chứng nhận VietGAP, gắn tem truy xuất cho sản phẩm giá trị của na đã tăng từ 70.000 – 80.000 lên 100.000-120.000/kg, sản phẩm được liên kết tiêu thụ bởi hệ thống cửa hàng nông sản sạch tại Hải Phòng, Hà Nội, giá trị sản xuất đạt 850 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt 400-500 triệu đồng/ha/năm. Đến nay, diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất Na bở được mở rộng trên 80 ha tại xã Liên Khê, Kỳ Sơn… huyện Thủy Nguyên.

         Mô hình sản xuất ổi theo chuỗi giá trị tại Thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo; Quy mô: 05ha của HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp Thị trấn Vĩnh Bảo; Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Liên kết tiêu thụ bởi chuỗi cửa hàng nông sản sạch của Trung tâm Khuyến nông tại các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Dương và quận Kiến An cũng như các cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Lợi nhuận 312 triệu đồng/ha cao hơn so với mô hình đối chứng là 134 triệu đồng/ha. Hiện nay, diện tích sản xuất ổi theo tiêu chuẩn VietGAP đã được mở rộng trên 100ha tại thị trấn Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương.

          Mô hình sản xuất táo an toàn gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại phường Bàng La, quận Đồ Sơn; Quy mô: 10 ha, được hỗ trợ tem nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Lợi nhuận đạt 500-600 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so với đối chứng 80-100 triệu đồng/ha. Quả có mẫu mã đẹp đảm bảo chất lượng thu mua, xuất bán vào các cửa hàng nông sản sạch và một số siêu thị trên địa bàn thành phố.

         Mô hình sản xuất nấm sò, nấm mỡ theo tiêu chuẩn VietGAP gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo. Quy mô: 50 tấn nguyên liệu của hộ cá thể Đỗ Văn Tuấn. Giá bán nấm sò 35.000-40.000 đồng/kg, nấm đùi gà, nấm mỡ từ 65.000-85.000 đồng/kg cao hơn sản xuất đại trà 15.000-20.000 đồng/kg. Liên kết tiêu thụ bởi chuỗi các của hàng nông sản sạch của thành phố, lợi nhuận đạt 600-800 triệu đồng/năm, cao hơn sản xuất đại trà 15-20%. Mô hình được duy trì và nhân rộng, chất lượng ngày càng khẳng định, năm 2019, sản phẩm nấm của hộ được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

         + Về Chăn nuôi: 14 mô hình với quy mô quy mô 58.800 con gia súc, gia cầm, trong đó tiêu biểu là các mô hình như:

         Mô hình Sản phẩm thịt gà Lượng Huệ và trứng gà Lượng Huệ - Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ, quy mô 22.000 con gà lông màu; 10.000 con gà trứng; hiện nay, Công ty đã phát triển thêm 20 hộ vệ tinh tại các xã Lê Lợi, Hồng Phong, An Hòa, An Dương, Dũng Tiến Vĩnh Bảo để mở rộng quy mô sản xuất.

        Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học AT-YTB sản xuất giống gà Ri lai theo VietGAHP gắn truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Quy mô 1.580 con gà bố mẹ sản xuất 250.000 con giống tại 4 hộ thuộc xã Lê Lợi, huyện An Dương; Giá sản phẩm trứng giống công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ thu mua là 4.000 đồng/quả. Cao hơn so với bán ra thị trường là 500 đồng/quả. Lãi thuần đạt 197, 050 triệu đồng tăng so với ngoài mô hình 32,875 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế tăng 20% so với ngoài mô hình.

       Mô hình chăn nuôi giống vịt chuyên trứng TSC12 theo quy trình VietGAHP gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ trứng vịt theo chuỗi giá trị tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng; Quy mô: 2.200 con vịt chuyên trứng TSC12 01 ngày tuổi. Đơn vị thu mua trứng là HTX SXKD dich vụ nông nghiệp Chiêu Viên. Lãi thu được 130 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế tăng 17% so với sản xuất đại trà. Mô hình chuyển giao TBKT về giống gà lông màu (Lương Phượng, Rilai, mía lai); Quy trình chăn nuôi theo VietGAHP, liên kết tiêu thụ sản phẩm... tại 3 hộ của xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo. Kết quả: Lợi nhuận đạt 15,863 -17,802 triệu đồng/1000 gà, hiệu quả kinh tế tăng 22- 24% so với ngoài mô hình.

          + Lĩnh vực Thủy sản: 12 mô hình với quy mô 14,94 ha ao nuôi và 1.103m3 bể nuôi di động, tiêu biểu là:

         Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm năm 2019 của ông Nguyễn Văn Khỏe tại phường Tân Thành quận Dương Kinh. Quy mô 0,4 ha đạt năng suất trên 18 tấn/ha, hệ số thức ăn giảm xuống 1,08 nhờ tái sử dụng chất thải của tôm thành hạt Biofloc làm thức ăn cho tôm, lợi nhuận thu được 400 triệu đồng. Công ty TNHH Khoa Thành là doanh nghiệp của gia đình ông không những đã cung cấp con giống, vật tư đầu vào cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố mà còn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các hộ dân.

           Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi thâm canh cá rô phi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại hộ Ông Đỗ Văn Hưởng, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy; Quy mô triển khai: 1ha, con giống thả 30.000 con; năng suất 14.850kg, Đơn vị liên kết tiêu thụ sản phẩm là Công ty TNHH Phúc Hà, lợi nhuận đạt trên 74 triệu đồng.

         - Ngoài ra, trong 5 năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã tích cực tham gia nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, đã tổ chức triển khai 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố và 4 đề tài cấp cơ sở chuyển giao công nghệ về sản xuất rau quả theo quy trình VietGAP các sản phẩm đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm (rau mầm, cà chua, nấm kim châm, bắp cải, súp lơ, đậu cove,...).

           3. Đánh giá chung

           3.1. Về kết quả đạt được

         Các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc được chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất an toàn, chứng nhận VietGAP, gắn tem truy xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy: sản xuất nhóm rau ăn lá giá (tăng 3.000 đồng/kg sản phẩm). Nhóm rau ăn quả, ăn củ (tăng 5.000 - 9.000 đồng/kg sản phẩm). Gạo chất lượng (tăng 10.000đồng/kg). Thịt gà (tăng 3.000 đồng/kg), sản phẩm trứng (tăng 500 đồng/quả), sản phẩm cá vược (tăng 5.000 đồng/kg),...

          Các mô hình sản xuất an toàn liên kết tiêu thụ gắn truy xuất nguồn gốc sản phẩm an toàn còn có nhiều ưu điểm kết nối thông tin 4 nhà sản xuất, liên kết tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Đối với nhà quản lý, sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước và kết nối được các thông tin về doanh nghiệp, nhà sản xuất, người tiêu dùng và sản phẩm trong hệ thống; quản lý được tất cả các thông báo và báo cáo từ người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp sẽ cập nhật, quản lý các cơ sở đủ điều kiện an toàn của doanh nghiệp mình quản lý cũng như các cơ sở phân phối đang hợp tác. Đối với người sản xuất sẽ cập nhật thông tin liên quan đến quy trình sản xuất, sản phẩm sản xuất, nguồn gốc sản phẩm. Mã QR code chứa đầy đủ thông tin của cơ sở sản xuất, cơ sở phân phối cho đến thông tin chi tiết sản phẩm, sau khi kích hoạt mã sản phẩm. Tạo thuận lợi cho các HTX tiếp cận công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, bán sản phẩm.

           3.2. Những khó khăn, vướng mắc

         - Chính sách về đất đai chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời; dẫn đến quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, ảnh hưởng đến khả năng thu hút doanh nghiệp vào liên kết với các hộ nông dân để hình thành vùng nguyên liệu đủ lớn, có thể đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản;

           - Thị trường nông sản biến động mạnh, hạn chế về dự báo thông tin thị trường của doanh nghiệp và người nông dân nên việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn;

         - Hành lang pháp lý đảm bảo liên kết bền vững còn yếu, thiếu các cơ chế, chế tài đủ mạnh để triển khai được mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hợp đồng một cách bền vững;

          - Trình độ cán bộ quản lý HTX, doanh nghiệp, nông dân còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều, chưa bắt nhịp được với công nghệ thông tin hiện đại, thiếu trang thiết bị trong việc quản lý, triển khai nên còn gặp khó khăn.

         - Do diện tích manh mún, số hộ nông dân nhiều, khó khăn cho công tác quản lý chỉ đạo, điều hành theo hệ thống, cập nhật dữ liệu nhiều.

         - Chủng loại sản phẩm rau, củ, quả, gạo đa dạng phong phú cũng là nguyên nhân khó khăn trong công tác quản lý, đóng gói sản phẩm và đăng nhập, kích hoạt mã tem truy xuất sản phẩm, rất dễ bị nhầm lẫn.

        - Tính kết nối trong đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đến tiêu thụ giữa “4 nhà”: quản lý, khoa học, doanh nghiệp và nhà nông chưa thực sự hiệu quả.

        4. Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc tại Hải Phòng

         Để mở rộng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc tại Hải Phòng, đề xuất một số giải pháp sau:

          Một là, thúc đẩy tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, gia trại sản xuất an toàn trên quy mô lớn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc tạo sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường.

         Hai là, cần có chính sách hỗ trợ về công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường; liên kết sản xuất kinh doanh; chuyển giao KH&CN; ưu đãi tín dụng, trợ giá cho người sản xuất trồng trọt...

          Ba là, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, thương mại xuất khẩu nông sản; tiếp tục tập huấn, đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, truy suất nguồn gốc sản phẩm, tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

         Bốn là, cần làm tốt công tác dự tính, dự báo về thị trường tiêu thụ nông sản để có định hướng, kế hoạch phát triển. Cần nêu cao vai trò của chính quyền địa phương cấp xã,tăng cường hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng trong việc tư vấn, hỗ trợ tổ chức sản xuất và thực thi hợp đồng liên kết nhằm hỗ trợ cho nông dân duy trì, phát triển sản xuất ổn định và bền vững./.

Một số hình ảnh sản xuất rau, quả ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn truy xuất nguồn gốc

 

Mô hình trồng cà chua, dưa lê Hàn Quốc theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mỹ Đức huyện An Lão

 

Mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà kính đạt tiêu chuẩn VietGAP

gắn truy xuất nguồn gốc tại xã Kiến Quốc huyện Kiến Thụy

 

Mô hình sản xuất dưa chuột trong nhà lưới đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hồng Thái huyện An Dương

Ths. Lê Thị Đức - TP. Phòng Đào tạo, Thông tin và Thị trường

 

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1908
  • Hôm qua: 4522
  • Tuần này: 29866
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 270484
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2838545
0225.3541.398 
messenger icon